Bảng Báo Giá Ống Gió Cập Nhật Mới Nhất Từ Nhà Máy 2023

Ống gió là một trong những bộ phận chính và được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các hệ thống thông gió. Chúng giữ vai trò thiết yếu giúp duy trì độ ẩm, nhiệt độ, loại bỏ không khí bụi bẩn, cung cấp và trao đổi khí CO2 và O2,.. Hiện nay các đơn vị sản xuất ống gió nào cũng có đầy đủ các mẫu ống gió phù hợp với mọi công trình. Vậy ống gió có bao nhiêu loại? Giá mỗi loại là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này của Top 10 Việt Nam nhé!

báo giá ống gió

Ống gió là gì?

Ống gió hiểu đơn giản là một công cụ, phương tiện dùng để truyền dẫn các luồng không khí trong các công trình. Điểm đặc biệt là các luồng khí sẽ được phân chia lưu thông trong từng đường ống hoặc ở những vị trí khác nhau, không ảnh hưởng đến nhau.

Tác dụng của chúng là có thể hút được khí độc, bụi bẩn, chất gây dị ứng, duy trì độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho nhà ở hoặc công trình như: văn phòng, nhà xưởng, nhà máy,…

Các loại ống được sản xuất với kích thước đa dạng, đáp ứng nhiều hệ thống HVAC từ các công trình khác nhau. Một số kích thước ống gió phổ biến trên thị trường hiện nay là: ống gió 100×100, ống gió 200×200, ống gió phi 60, 120, 250, 300, ống thông gió phi 150,…

Tham khảo bảng báo giá các loại ống gió

Báo giá phụ kiện ống gió vuông theo độ dày tấm tôn (Ống nẹp C, ống nẹp V và ống TDC):

Báo giá ống gió vuông TDC theo kích thước cụ thể

STT Nội dung công việc Chiều rộng (mm) Chiều cao (mm) Đơn giá/m theo độ dày tôn
Ống gió sử dụng bích TDC 0,48 0,58  0,75  0,95  1,15
1 150×100 150 100              57,000               61,600
2 200×100 200 100              68,000              73,600
3 250X100 250 100              79,100              84,600
4 300×100 300 100              89,200              96,600
5 400X100 400 100            110,400            119,600
6 150×150 150 150              68,000              73,600
7 200×150 200 150              79,100              84,600
8 250×150 250 150              89,200              96,600
9 300×150 300 150            100,200            107,600
10 400×150 400 150            121,400            130,600
11 500×150 500 150            142,600            153,600
12 600×150 600 150            163,700            176,600
13 200×200 200 200              89,200              96,600            136,100            156,400            186,700
14 250×200 250 200            100,200            107,600            150,800            173,800            207,900
15 300×200 300 200            110,400            119,600            165,600            191,300            229,000
16 400×200 400 200            132,400            142,600            195,000            225,400            271,400
17 500×200 500 200            153,600            165,600            225,400            260,300            312,800
18 600×200 600 200            174,800            188,600            254,800            295,300            355,100
19 800×200 800 200            217,100            234,600            314,600            364,300            438,800
20 250×250 250 250            110,400            119,600            165,600            191,300            229,000
21 300×250 300 250            121,400            130,600            180,300            208,800            250,200
22 400×250 400 250            142,600            153,600            209,700            242,800            291,600
23 600×250 600 250            185,800            199,600            269,500            312,800            376,200
24 800×250 800 250            228,100            246,500            329,300            381,800            460,000
25 1000×250 1000 250            270,400            292,500            389,100            451,700            543,700
26 300×300 300 300            132,400            142,600            195,000            225,400            271,400
27 400×300 400 300            153,600            165,600            225,400            260,300            312,800
28 500×300 500 300            174,800            188,600            254,800            295,300            355,100
29 600×300 600 300            195,900            211,600            284,200            330,200            397,400
30 800×300 800  300            239,200            257,600            344,000            399,200            481,100
31 1000×300 1000  300            281,500            303,600            403,800            469,200            564,800
32 1200×300 1200  300            323,800            349,600            463,600            538,200            649,500
33 400×400 400  400            199,600            254,800            295,300            355,100
34 500×400 500  400            222,600            284,200            330,200            397,400
35 600×400 600  400            245,600            314,600            364,300            438,800
36 800×4000 800  400            291,600            374,400            434,200            523,400
37 1000×400 1000  400            337,600            433,300            503,200            607,200
38 1200×400 1200  400            383,600            493,100            573,100            690,900
39 1400×400 1400  400            429,600            552,900            642,100            775,500
40 1600×400 1600  400            475,600            612,700            712,000            859,200
41 500×500 500  500            245,600            314,600            364,300            438,800
42 600×500 600  500            268,600            344,000            399,200            481,100
43 800×500 800  500            314,600            403,800            469,200            564,800
44 1000×500 1000  500            360,600            463,600            538,200            649,500
45 1200×500 1200  500            406,600            522,500            607,200            733,200
46 1400×500 1400  500            452,600            582,300            677,100            816,900
47 1600×500 1600  500            499,500            642,100            746,100            901,600
48 1800×500 1800  500            545,500            701,900            816,000            985,300
49  2000×500  2000  500            591,500            761,700            885,000         1,069,000
50  600×600  600  600            291,600            374,400            434,200            523,400
51  800×600  800  600            337,600            433,300            503,200            607,200

Phân loại ống gió

Khi tìm hiểu hay chọn mua ống gió, bạn chắc chắn sẽ thấy đây là một thị trường với hệ thống sản phẩm vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi công trình, mỗi hệ thống lại cần những loại ống khác nhau. Do đó mà cũng có nhiều cách phân loại. Bao gồm:

Tiêu chí phân loại Nội dung chi tiết
Tiết diện đường ống Ống tròn: Thiết kế đường ống hình tròn, dễ ghép nối và lắp đặt được ở nhiều địa hình khác nhau, thẩm mỹ đẹp, tiếng ồn thấp.
Ống vuông: Miệng ống vuông làm tăng năng suất thông gió, độ cứng và độ bền cao nhưng dễ gây ra tiếng ồn khi gió lưu thông tác động vào các góc cạnh của ống.
Ống mềm: Cách nhiệt rất tốt nhưng lại dễ rách, tuổi thọ thấp.
Áp suất + Áp suất thấp: 95 mm H2O
+ Áp suất trung bình: 95 ÷ 172 mm H2O
+ Áp suất cao: 172 ÷ 310 mm H2O
Chức năng + Ống thường: Dùng để cấp khí tươi, thông gió, hồi gió, thải gió.
Ống tiêu âm: Chức năng tương tự như ống thường nhưng có thêm khả năng giảm tiếng ồn khi không khí lưu thông bên trong ống.
+ Ống cách nhiệt: Dùng trong hệ thống điều hòa công nghiệp.
Ống chống cháy EI: Dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy với các giới hạn chịu lửa nhất định như EI30, 45, 60, 90, 120, 180.
Cách lắp đặt + Ống lắp đặt ngầm
+ Ống thông gió gắn tường, treo tường
Bích kết nối + Ống thông gió mặt bích TDC, TDF
+ Ống nẹp C, nẹp V
Tốc độ gió + Ống tốc độ thấp: <12.7m/s
+ Ống tốc độ cao: 12.7 – 25.4m/s

Từ những tiêu chí phân loại ở trên đây thì khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu, tham khảo loại ống gió phù hợp cho công trình của mình. Công tác trao đổi giữa bên cung cấp và bên mua cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ống gió làm bằng gì?

Vật liệu làm ống thông gió vô cùng đa dạng. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy nhìn vào bảng so sánh dưới đây của chúng tôi để xem xét loại ống nào sẽ phù hợp nhất với công trình của bạn nhé!

ống gió

Loại ống Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Tôn mạ kẽm Độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt, có thể chống ăn mòn, giá thành phải chăng, độ thẩm mỹ cao với bề mặt sáng bóng. Khả năng giảm tiếng ồn có phần hạn chế. Vật liệu được ưa chuộng nhất, được sử dụng nhiều trong hệ thống thông gió, điều hòa không khí.
Inox Độ bền cao, không bị ăn mòn hay gỉ sét, đem lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho hệ thống. Giá thành vật liệu và chi phí thi công cao Các công trình cao cấp, có yêu cầu cao cả về chất lượng và thẩm mỹ.
Nhôm Trọng lượng nhỏ, giá thành rẻ. Dễ bị xước, móp, thủng khi sử dụng, vận chuyển, tuổi thọ không cao. Các công trình thấp tầng, ngân sách nhỏ.
Gỗ, dán Có độ dẻo dai cao, khả năng cách điện, cách nhiệt tốt, giá thành rẻ. Dễ bắt lửa gây hỏa hoạn, giãn nở nhiều, nhanh mục nát. Chỉ sử dụng ở các công trình thấp tầng.
Thạch cao Độ bền cao, cách nhiệt, cách âm tốt, đa dạng màu sắc, giá thành rẻ. Chống thấm nước kém. Chỉ lắp đặt đường ống trong nhà, không lắp đặt ngoài trời.
Chất dẻo Độ dẻo dai cao nên dễ tạo dáng, bền vững, trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển. Độ bền thấp hơn so với ống cứng. Đang được cải tiến để dần thay thế các vật liệu như gỗ, nhôm trong tương lai.

Ngoài các vật liệu kể trên thì ống còn có thể làm từ gạch, bê tông, sành sứ,…

Hiện nay thì ống gió chủ yếu được sản xuất từ 2 loại vật liệu chính là: ống tôn mạ kẽm và ống Inox. 2 chất liệu này được đánh giá là phù hợp hơn cả với điều kiện môi trường, khí hậu và các công trình, nhà ở tại Việt Nam.

Vai trò các loại ống gió

Tác dụng chủ yếu chính là hút những luồng không khí tự nhiên từ bên ngoài vào kết hợp cùng không khí lạnh đã qua xử lí để đưa một số lượng oxi vào phòng, tạo nên một không gian sạch, không bị ô nhiễm:

– Mục đích chính là cung cấp – chuyển đổi- truyền dẫn gió: Đặc thù của môi trường làm việc hay môi trường sinh sống hoặc khu vui chơi hiện nay đều được thiết kế theo một không gian kín, không gian sẽ bị thu hẹp, gây ra tình trạng không khí sẽ không lưu thông được, làm gây ra các hiện tượng như mệt mỏi, thiếu oxi sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe con người, biện pháp khắc phục chính là áp dụng lắp đặt hệ thống thông gió, thoát khỏi tình trạng không khí bị trì trệ.

– Giúp thải bụi và lọc khí: Tác dụng là lọc toàn bộ cạn bã bụi bẩn ra ngoài và truyền dẫn luồng không khí đã qua xử lý vào trong môi trường làm việc.

– Vai trò bảo vệ môi trường: Những nơi mà thuộc khu vực như bãi đỗ xe, tại nhà máy hay xí nghiệp sản xuất thường là không gian sẽ bị ô nhiễm nặng nhất, bởi nó trực tiếp chịu ảnh hưởng từ chất thải của các phương tiện giao thông, nguy hiểm hơn nếu các chất thải đó mà không được giải phóng thì khí độc đó sẽ tích tụ ở nồng độ cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Giải pháp ưu việt chính là lắp đặt ống gió, giúp khuếch tán những chất độc hại ra ngoài và ngăn chặn chúng tích tụ lại bên trong.

Chính bởi vì chúng sở hữu quá nhiều ưu điểm vượt trội, nên việc sử dụng hệ thống thông gió vào mục đích này là khá phù hợp, quan trọng nó lại đem lại hiệu quả vô cùng lớn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về ống gió, đặc biệt có bảng báo giá ống gió trên thị trường hiện nay bạn đọc có thể tham khảo trước khi mua. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết. Đừng quên ghé thăm Top 10 Việt Nam thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

THAM KHẢO THÊM

Mua ngay Keno Vietlott – Cơ hội trúng thưởng đang chờ bạn!

iPhone 16 Series: Cơn Mưa Ưu Đãi Tại Thế Giới Di Động!

So sánh iPhone 15 Pro Max và iPhone 16 Pro Max chi tiết từ A – Z

Shop Nước Hoa Dubai Chính Hãng Nổi Tiếng Số 1 Việt Nam

Gửi tiết kiệm ngân hàng LPBank có an toàn không?

Bài viết liên quan