Quản trị kinh doanh luôn là ngành hot thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh sinh viên. Đây cũng là ngành thuộc khối kinh tế được đông đảo các bạn lựa chọn khi đăng kí xét tuyển vào những trường đại học và cao đẳng hằng năm. Và đây cũng là ngành học dành cho những bạn năng động.
Vậy nên hiện nay có rất nhiều trường đại học và cao đẳng mở đào tạo ngành này. Nhưng trường nào có chất lượng đào tạo tốt? Học phí trường nào phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình bạn? Đó là những điều các bạn học sinh quan tâm. Do đó Top 10 Việt Nam đã tổng hợp lại top 10 trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh uy tín tại Hà Nội. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về các trường. Bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra sự lựa chọn của mình. Cùng tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành tổng hợp gồm nhiều bộ môn căn bản về “quản trị” và “kinh doanh”. Là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó. Nói cách khác, khi đăng ký ngành này, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức căn bản trong khối ngành kinh tế như tài chính, kế toán, nhân sự cho tới các chiến lược kinh doanh, marketing. Song song với các kiến thức trên, hệ thống tư duy, kỹ năng lãnh đạo cùng nhưng mô hình quản trị sao cho tối đa hóa hiệu suất công việc cũng là những môn học không thể thiếu của chuyên ngành đặc biệt này.
Có thể nói, những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh sinh ra đã có khả năng làm “lãnh đạo” bởi ngành này sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công ty.
Tuy nhiên, ngoài CEO, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn có CFO (giám đốc tài chính), CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh)…. Tương tự, dưới giám đốc cũng có nhiều cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm….Tất cả đều hoạt động chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy, ngay từ năm 3 đại học, bạn nên lựa chọn kỹ càng phương hướng mà mình muốn đi.
Những chuyên ngành của quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh được coi là một ngành to, ngành chung. Nhưng ở trong đó còn có rất nhiều chuyên ngành nhỏ. Mỗi chuyên ngành sẽ đi sâu vào một lĩnh vực trong đời sống. Các bạn sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành theo sở thích của mình. Và những chuyên ngành đấy là:
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Là một ngành trong quản trị. Ngành sẽ đào tạo ra những nhà quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, phân bố nguồn nguồn lực để đảm bảo mục tiêu đã đặt ra. Quản trị tổng hợp sẽ bao gồm việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoặc tổ chức, giám sát để thực hiện tốt mục tiêu.
Mục tiêu đào tạo ra các cử nhân kinh tế có khả năng quản lý trong tương lai với kiến thức được đào tạo bài bản và toàn diện. Sinh viên được tiếp cận với kiến thức, được cung cấp kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Được bồi dưỡng lòng tự tin, sự yêu nghề và tinh thần trách nghiệm đối với công việc. Khi ra trường sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành
Đây là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm:
– Quản lý và điều hành tour du lịch.
– Điều hành công việc của hướng dẫn viên.
– Thiết kế chương trình du lịch.
– Kết nối các bộ phận và cơ quan tổ chức.
– Giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyến đi….
Đây được coi là ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa. Nó sẽ mang tới cho bạn các kiến thức về địa lý, văn hóa, tâm lý và tập quán của khách du lịch. Đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về hướng dẫn, quản lý, thiết kế tour, điều hành sự kiện,…. Trong thời gian học, sinh viên sẽ được tham quan, học tập tại địa điểm du lịch, nhà hàng sang trọng.
Quản trị kinh doanh khách sạn
Sinh viên học quản trị kinh doanh khách sạn sẽ có cơ hội làm ở rất nhiều vị trí như:
– Chuyên viên kinh doanh và phát triển dịch vụ khách sạn.
– Chuyên viên phát triển du lịch, hướng dẫn du lịch.
– Quản lý, tổ trưởng kế hoạch, phân phối nhân sự tại các bộ phận.
– Giám đốc khách sạn.
– Giảng viên giảng dạy quản trị khách sạn, du lịch,…
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau như khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp lữ hành, truyền thông, trường đại học,….
Quản trị kinh doanh nhà hàng
Theo học quản trị kinh doanh nhà hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh nhà hàng, ẩm thực. Ví dụ như phân tích du lịch, xây dựng khẩu phần ăn, dinh dưỡng học,… Sinh viên được phát triển nghiệp vụ chuyên môn như kế toán thương mại dịch vụ, kỹ thuật pha chế, văn hóa ẩm thực,…
Ngày nay, sự phát triển và nhu cầu thưởng thức văn hóa ẩm thực được quan tâm nhiều hơn. Sự gia tăng không ngừng của các nhà hàng để phục vụ nhu cầu của khách hàng không ngừng gia tăng. Với lợi thế này, ngành quản trị nhà hàng đang trở thành một nghề hấp dẫn. Tất cả công việc đều đòi hỏi kiến thức chuyên môn và vai trò quan trọng của các chuyên gia quản lý.
Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Kinh doanh nông nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên theo học làm việc tại các tổ chức khác nhau:
– Lĩnh vực kinh doanh: quản lý doanh số, thiết kế bán hàng, bán hàng trực tiếp.
– Lĩnh vực nông nghiệp: quản lý và kinh doanh sản phẩm từ nông nghiệp.
– Lĩnh vực dịch vụ và chăm sóc khách hàng: thiết kế, cung ứng và chăm sóc khách hàng.
– Lĩnh vực về thị trường: phân tích thị trường và đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường.
– Lĩnh vực kinh doanh và quản trị: kinh doanh, quản trị dự án, tài chính, đầu tư,…
– Lĩnh vực phân phối và cung ứng dịch vụ.
– Lĩnh vực truyền thông marketing.
– Lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh.
Sinh viên quản trị kinh doanh sau khi theo học có thể công tác tại nhiều cấp bậc tại nhiều đơn vị doanh nghiệp, trang trại, quản lý kinh doanh, điều tra thị trường,… Làm việc trong trung tâm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực liên quan.
Quản trị kinh doanh quốc tế
Là ngành học cung cấp kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic, vận tải quốc tế, marketing quốc tế, thanh toán quốc tế,…
Ở một số trường kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế là chuyên ngành của kinh doanh tổng hợp. Kiến thức và cơ sở ngành gần như giống nhau, khác nhau về kiến thức chuyên ngành. Kiến thức chuyên sâu sẽ được đào tạo như thanh toán quốc tế, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, marketing trong môi trường thương mại quốc tế,…
Quản trị kinh doanh tiếng anh
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập phát triển, tăng trưởng, các mối quan hệ kinh doanh với nước ngoài ngày càng được chú trọng đầu tư vì vậy quản trị kinh doanh tiếng anh được ra đời nhằm mục tiêu phát triển đó.
Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là sự kết hợp đào tạo về kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh nhằm quản lý quá trình kinh doanh, tối ưu hiệu quả, chiến lược,… Kết hợp với đào tạo ngoại ngữ cụ thể là tiếng anh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác với nước ngoài. Chương trình đào tạo quản trị kinh doanh tiếng anh hiện nay được đào tạo theo quy chuẩn quốc tế. Giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức chuyên ngành đồng thời khả năng ngoại ngữ nâng cao là lợi thế lớn.
Quản trị kinh doanh marketing
Quản trị kinh doanh marketing cung cấp kiến thức nền tảng marketing và kỹ năng chuyên môn như:
– Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng.
– Nghiên cứu thị trường.
– Thiết kế chương trình phân phối và tổ chức phân phối sản phẩm.
– Quảng bá thương hiệu.
– Tổ chức sự kiện,…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên khoa quản trị kinh doanh marketing có thể đạt được những kỹ năng sau;
– Kỹ năng tin học, vận dụng thành thạo tin học trong công việc. Sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác nghiên cứu quản trị.
– Kỹ năng ngoại ngữ với chứng chỉ tiếng anh quốc tế.
– Kỹ năng mềm về trình bày, giao tiếp, khả năng thuyết trình, khả năng giao dịch, làm việc độc lập/theo nhóm,…
Hiểu và ứng dụng lý thuyết được học vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề trong công tác quản trị, bán hàng. Kỹ năng hoạch định chiến lược, phân tích và đánh giá cơ hội/thách thức của doanh nghiệp.
-> Có thể bạn quan tâm: Top trường tiểu học tại Hà Nội
1. Đại học Kinh tế quốc dân
Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University – NEU) là một trong những trường đại học về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý tại Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.
Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD – FBM) được thành lập từ năm 1956. Tiền thân là Khoa Công – Nông (1956-1965), Khoa Kinh tế Công nghiệp (1965-1990), Khoa QTKD công nghiệp và xây dựng (1990-2003). Hiện nay, Khoa QTKD có 03 Bộ môn (Quản trị doanh nghiệp, QTKD tổng hợp và Văn hoá kinh doanh). Ngoài ra, Khoa còn có Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp (ECC) với nhiệm vụ tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức quản trị kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động tư vấn, NCKH và hợp tác quốc tế. Lực lượng giáo viên cơ hữu hiện có 02 Giáo sư; 09 Phó giáo sư; 15 Tiến sỹ; 28 Thạc sỹ.
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Kinh tế Quốc dân
– Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 280 sinh viên
– Học phí: 16.500.000VNĐ/ năm
– Điểm chuẩn năm 2019: 25.25
– Khối thi: A00, A01, D01, D07
2. Đại học Ngoại thương Hà Nội
Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University – FTU) là một trường đại học về khối ngành kinh tế, với thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương được thành lập tháng 4/1999 trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động ở Việt Nam. Sự ra đời của Khoa Quản trị Kinh doanh đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với trường Đại học Ngoại thương. Kế thừa và phát huy truyền thống đào tạo của Nhà trường, kết hợp với sự năng động của mình, Khoa Quản trị Kinh doanh đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp tích cực vào việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
– Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 340 sinh viên
– Học phí: 400.000VNĐ/ tín chỉ
– Điểm chuẩn năm 2019: 26.25
– Khối thi: A00, A01, D01, D07
3. Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU University of Economics and Business – UEB, VNU-UEB) là một cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học của Việt Nam. Trường là nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam.
Viện Quản trị Kinh doanh là Viện đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN với sứ mệnh cung cấp những doanh nhân tài ba và hệ thống lý thuyết quản trị kinh doanh phù hợp với Việt Nam vào từng thời kỳ phát triển.
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 210 sinh viên
– Học phí:
- Đối với hệ đại trà: 890.000đ/tháng
- Hệ chất lượng cao: 3.500.000 VNĐ/tháng
– Điểm chuẩn năm 2019: 29.6 (thang điểm 40)
– Khối thi:A01, D01, D09, D10
4. Học viện Ngân hàng
Địa chỉ: 12 Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Học viện Ngân hàng (Banking Academy of Vietnam – BA) được thành lập từ năm 1961. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2017, Học viện Ngân hàng đã được BGD&ĐT công nhận đạt các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam và tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu tại khối ngành kinh tế- tài chính- ngân hàng.
Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Ngân hàng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các nhà quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt là cho khối ngân hàng nói riêng. Sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Quản trị Kinh doanh hiện có 22 giảng viên với trình độ cao, giàu kiến thức thực tiễn, là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh.
Học phí ngành Quản trị kinh doanh Học viện Ngân hàng
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 450 sinh viên
– Học phí: 8.910.000 đồng/năm
– Điểm chuẩn năm 2019: 22.25
– Khối thi: A00, A01, D01, D07
5. Học viện Tài chính
Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Từ Liêm, Hà Nội
Học viện Tài chính (Academy of Finance – AOF) trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập thuộc khối kinh tế tại Việt Nam.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Học viện Tài chính được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính. Năm 2003, khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo của khoa là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn được thành lập mới hoặc chuyển từ đơn vị khác về gồm Thị trường chứng khoán, Kinh tế các ngành sản xuất, Quản trị kinh doanh và Định giá tài sản.
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh Học viện Tài chính
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 270 sinh viên
– Học phí: 10.500.000đ/sinh viên/năm học
– Điểm chuẩn năm 2019: 25.55
– Khối thi: A00, A01, D01 và D07
6. Đại học Thương mại
Địa chỉ: 79 Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Trường Đại học Thương mại (Vietnam University of Commerce – VCU) là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản lý, kinh doanh và thương mại.
Với nhiều thành tích đạt được trong quá trình phát triển, Khoa Quản trị kinh doanh đã nhiều lần vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Trải qua quá trình phát triển với những thay đổi về cơ cấu tổ chức và nhân sự, từ năm học 2010-2011, Khoa Quản trị kinh doanh được nhà trường giao quản lý đào tạo 2 chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh là: Quản trị doanh nghiệp thương mại và Quản trị kinh doanh tổng hợp
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh Đại học Thương mại
– Các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 750 sinh viên cho 3 chuyên ngành
– Học phí: 15.750.000 đ/1 năm (chương trình đại trà)
– Điểm chuẩn năm 2019: 23.2
– Khối thi: A00, A01, D01 và D07
7. Đại học Thăng Long
Địa chỉ: Nghiêm Xuân Yêm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Trường Đại học Thăng Long (Thang Long University – TLU) là một trường đại học ở thành phố Hà Nội, là cơ sở giáo dục bậc đại học tư nhân đầu tiên hình thành và phát triển trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập vào năm 1988. Hiện nay, Thăng Long được xếp vào nhóm các trường đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam bên cạnh những trường có cùng loại hình nổi tiếng khác trên khắp cả nước như: Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Tôn Đức Thắng,.
Trường tích cực áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trung tâm và gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Trong quá trình học tập, sinh viên có nhiều cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và cán bộ trong trường để hiểu sâu hơn bài giảng và nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.
Học phí ngành Quản trị kinh doanh Đại học Thăng Long
– Các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
– Học phí: 24.000.000VNĐ/1 năm (chương trình đại trà)
– Điểm chuẩn năm 2019: 19.3
– Khối thi: A00, A01, D01, D03
8. Đại học FPT
Địa chỉ: KM29 Khu GD&ĐT, Khu CNC, ĐCT08, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
Trường Đại học FPT là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, được thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Đại học FPT được xây dựng tuân thủ theo chuẩn quốc tế AACSB, không chỉ bao quát các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm ( gồm 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp ). Chương trình được thiết kế, tiếp cận theo chuẩn đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp AACSB, APCSB (AACSB – The Association to Advance Collegiate Schools of Business), cung cấp cho sinh viên từ kiến thức cơ bản của ngành kinh tế đến kiến thức quản trị kinh doanh
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh Đại học FPT
– Chuyên ngành: Digital Marketing, Quản trị khách sạn, Kinh doanh quốc tế, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 2150 sinh viên cho các chuyên ngành
– Học phí: 25.300.000 VNĐ/học kỳ
– Điểm chuẩn năm 2019: 21
– Khối thi: A00; A01; D01; D96
9. Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ: Số 29A Ngõ 124 Phố Vĩnh Tuy, Thanh Long, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một cơ sở đào tạo giáo dục tại Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 405/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thuộc hệ thống các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam.
Về hình thức đào tạo, ngoài hình thức đào tạo chính quy đối với tất cả các ngành thuộc các bậc học nêu trên, nhà trường còn tổ chức các Khoá đào tạo Đại học tại chức (vừa làm vừa học) đối với các ngành thuộc Khối Kinh tế – Kinh doanh và ngành Công nghệ Thông tin.
Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh Đại học Kinh doanh Công nghệ
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 600
– Học phí: 1.200.000 đồng/tháng
– Điểm chuẩn năm 2019: 18.5
– Khối thi: A00, A01, A08, D01
10. Viện Đại học Mở Hà Nội
Địa chỉ: B01 Phố Nguyễn Hiền, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội ( Hanoi Open University – HOU) là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ. Tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Quy mô đào tạo hàng năm của trường đại học này vào khoảng 50.000 sinh viên. Gồm các hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa. Với 17 Ngành đào tạo ở trình độ đại học, 8 Ngành đào tạo trình độ Sau đại học. Số giảng viên cơ hữu gồm 29 Giáo sư, 123 Phó Giáo sư, 322 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 487 Thạc sĩ
Theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội, sinh viên không chỉ được học các kiến thức cơ sở ngành kinh tế. Mà còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành: Quản trị học – Tài chính tiền tệ… Ngoài ra, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành. Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức bổ trợ của chuyên ngành như thị trường chứng khoán, quản trị rủi ro, thương mại điện tử, tiếng anh và tin học trong quản trị kinh doanh…
Học phí ngành Quản trị kinh doanh Viện Đại học mở Hà Nội
– Học phí: 12.440.000 đồng/năm.
– Điểm chuẩn năm 2019: 20.6
– Khối thi: A00, A01, D01
Trên đây là tất cả những thông tin mà Top 10 Việt Nam đã tìm hiểu và tổng hợp được về các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt ở Hà Nội. Qua bài viết bạn sẽ có thể hiểu thêm về ngành quản trị kinh doanh. Và bạn đã có lựa chọn của chính mình cho kỳ thi sắp tới chứ? Hy vọng có thể giúp ích được bạn một phần nào đó trong việc lựa chọn trường đại học. Chúc bạn thành công trong kỳ thi sắp tới!
*Xem thêm: TOP 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH “MARKETING” UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Top 10 Việt Nam là Cộng đồng đánh giá chất lượng dịch vụ, sản phẩm, công ty, thương hiệu, Shop…uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi luôn cập nhật và lắng nghe sự góp ý và phản hồi của bạn đọc để hoàn thiện Cộng đồng chung!